So sánh ưu nhược điểm của mái tôn và mái ngói

Ưu và nhược điểm của mái tôn

Ưu điểm

  • Mái tôn có cấu trúc cực kì đơn giản bởi đặc tính của tôn là gọn, nhẹ nên dễ dàng thi công, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, công sức.
  • Mái tôn tháo dỡ và lắp đặt dễ dàng, tính linh động cao hơn, nếu muốn sửa chữa cũng đơn giản hơn.
  • Nếu so với mái ngói thì lợp mái tôn có cho phí thấp hơn, nên được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Nhược điểm

  • Kết cấu mái tôn là khung thép khá lỏng lẻo hơn. Khả năng chịu lực của mái tôn vì thế mà kém hơn mái ngói, rất dễ bị tốc mái khi có gió bão và bị thủng mái nếu bị vật nặng tác động.
  • Tính thẩm mĩ thấp hơn, không mang đến sự bề thế sang trọng như mái ngói.
  • Mái tôn có tính hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt nên rất nóng, và khi mưa thì hay phát ra tiếng động lớn.
  • Sử dụng mái tôn sẽ bị gỉ sét sau một thời gian khi phải chống chọi với các yếu tố biến đổi của thời tiết, môi trường.
Mái tôn đẹp

Ưu và nhược điểm của mái ngói:

Ưu điểm

  • Mái ngói bền hơn mái tôn rất nhiều, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, không bị gỉ sét. Chính vì thế, lợp mái ngói sẽ phù hợp hơn với khí hậu nhiệt đới của nước ta.
  • Mái ngói thường có kết cấu là những hệ kèo hoặc xà gồ có cấu tạo ổn định hơn, an toàn hơn, chắc chắn hơn.
  • Mái ngói mang đến vẻ đẹp sang trọng hơn, hiện nay nhiều loại ngói màu ra đời đa dạng về màu sắc kiểu dáng, phù hợp với nhiều mẫu nhà với các lối kiến trúc khác nhau.
  • Ưu điểm lớn nhất của mái ngói là giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế hấp thụ nhiệt nên mang lại cảm giác yên tĩnh, mát mẻ cho không gian trong nhà. Vì vậy, mái ngói được sử dụng rộng rãi cả đối với nhà phố, nhà ở khu chợ… Nếu sử dụng mái ngói bạn sẽ không cần dùng các biện pháp chống nóng vì mái ngói rất mát mẻ, lại kết hợp với không gian vườn sẽ trở nên bình yên, thoáng đãng hơn.

Nhược điểm:

  • Thời gian thi công mái ngói truyền thống tốn khá nhiều thời gian và công sức, thi công phức tạp hơn.
  • Giữa mái tôn và mái ngói thì chi phí để thi công mái ngói cao hơn mái tôn, vì giá nhân công và vật liệu khá cao, tuy nhiên gia chủ có thể tiết kiệm được chi phí chống nóng.
  • Khi bị thấm dột thì khó phát hiện hơn lợp tôn.

Kết luận

Cả mái tôn và mái ngói đều được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi. Mái ngói được sử dụng trong các công trình kiến trúc như nhà ở, trường học, hay các công trình quan trọng khác, kể cả dùng để lợp đền chùa, miếu. Còn những công trình phụ không quan trọng như mái nhà để xe hoặc nhà vệ sinh nhà tắm nhà bếp nếu thành khu riêng thì khách hàng nên sử dụng mái tôn để tiết kiệm chi phí.